Đi kèm với sự phát triển vượt bậc của xã hội ngày nay là vấn đề ô nhiễm môi trường đã lên đến mức báo động.
Đi kèm với sự phát triển vượt bậc của xã hội ngày nay là vấn đề ô nhiễm môi trường đã lên đến mức báo động.
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
Trong báo cáo thường niên về chỉ số hiệu suất môi trường (The Environmental Performance Index-EPI) do tổ chức môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam đứng trong nhóm 10 nước ô nhiễm không khí hàng đâù Châu Á. Đáng lưu ý là tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều liên tục tăng cao, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.
Theo GreenID, từ năm 2016, chỉ số AQI trung bình của Hà Nội đã lên tới 121 với nồng độ bụi PM2.5 gấp trên 2 lần tiêu chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 5 lần so với khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3). Chất lượng môi trường không khí có nhiều biến động theo xu hướng ngày một xấu đi.
Thời gian gần đây,Tổng cục Môi trường Việt nam cho biết, từ 13 đến 20 tháng 3 năm 2020, Thủ đô Hà Nội đã có 4 trên 7 ngày bị ô nhiễm bụi mịn PM2.5, nhiều ngày AQI đã vượt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT. Kết quả tính toán chỉ số AQI tại các trạm quan trắc cũng cho thấy, chất lượng không khí nhiều ngàyở mức kém (AQI từ 101đến150) và xấu ( từ 151đến 200). Xét tới yếu tố thời tiết các nhà phân tích đều nhận thấy, những ảnh hưởng rõ rệt của thời tiết đến chất lượng không khí. Nhiều tuần lễ đã có tới 3 ngày ngày trời âm u, sương mù nặng, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn và giá trị thông số PM2.5 quan trắc được cũng tăng cao.
Vấn đề ô nhiễm không khí tại khu đô thị Hà Nội cần phải được giải quyết. Từ những năm 2000, giáo sư Phạm Duy Hiển và nhóm nghiên cứu tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã chỉ ra một thực tế là ở Hà Nội đã tồn tại hiện tượng ô nhiễm với các thành phần bụi PM2.5, PM10, các loại khí SO2, NO2. Năm 2007, ông trả lời phỏng vấn New York Times: cùng với TPHCM, Hà Nội có mức độ bụi MP10 là 80 µg/m3, cao gấp đôi Bangkok ở cùng thời điểm. Không chỉ nêu đến những yếu tố ô nhiễm cơ bản, ông còn xác định được xu hướng ô nhiễm là mùa đông cao hơn mùa hè. “Trong mùa khô, ô nhiễm nặng thường bắt đầu vài ngày sau khi gió mùa Đông Bắc tràn về và kéo dài trong nhiều ngày liền cho đến khi gió thịnh hành chuyển sang hướng Đông Nam trước khi xuất hiện đợt gió mùa mới”, giáo sư Phạm Duy Hiển chia sẻ một phần kết quả nghiên cứu trên Tia Sáng vào năm 2008.
2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm không khí là một nguy cơ đáng kể đối với một số bệnh liên quan đến ô nhiễm và tình trạng sức khoẻ, bao gồm nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi. Ảnh hưởng sức khoẻ do ô nhiễm không khí gây khó khăn khi thở; thở khò khè, ho, hen suyễn... làm gia tăng tình trạng trầm trọng của bệnh đường hô hấp và tim mạch.
Ô nhiễm không khí cũng đang nổi lên như là một yếu tố nguy cơ cho đột quy, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đối với phụ nữ, ô nhiễm không khí liên quan đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh nguy cơ mắc bệnh hen suyễn bởi gia tăng ô nhiễm không khí do giao thông gây ra. Sống trong môi trường đô thị nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng càng trở nên rõ ràng hơn; nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ở khu vực thành thị bệnh nhân bị nhược điểm nhầy, giảm chức năng phổi, dễ bị bệnh viêm phế quản và khí phế thũng.
Tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm là yếu tố có nguy cơ gây bệnh ung thư. Dữ liệu nghiên cứu cũng cho phép rút ra, phơi nhiễm các hạt bụi mịn đường kính 2,5 μm (PM2.5) hoặc nhỏ hơn làm tăng nguy cơ tử vong bất ngờ lên 6%. Tiếp xúc với PM2.5 với hàm lượng tăng 10 microg / m3 làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư phổi từ 15% đến 21%và tử vong do tim mạch cũng tăng từ 12% đến 14%. Các nhà phân tích cũng tìm thấy những bằng chứng có liên quan đến SO2 làm tăng tử vong do ung thư phổi (Wikipedia 2020).
Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe của người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ô nhiễm không khí cả ở bên ngoài và trong nhà gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu; chỉ tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng 2,2 triệu người tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.